Nguồn ảnh cover bài đăng: onlyshojo.com/fancylalafashionlala.htm
Đôi lời
Do bộ anime lần này có nội dung ngắn nên khó tránh khỏi việc spoil nên bạn có thể click và đây để đến bài đăng chứa link tải phim coi phim luôn, rồi quay lại đây đọc tiếp. Đây là bộ thứ hai mang chủ đề ma pháp sư thiếu nữ mà mình dịch sau Yume Tsukai và lý do pick dịch bộ này của mình là vì nội dung của nó có phần lạ
so với các bộ cùng thể loại ma pháp sư thiếu nữ khác. Lẽ ra đã có thể hoàn thành bộ này sớm hơn tầm 2 ngày nhưng vì oải vụ dịch lyric quá nên tới hôm 16/06/2023 mới dịch xong và upload.
Sơ lược về Harbour Light Story: Fashion Lala yori
OVA Harbour Light Story: Fashion Lala yori
xoay quanh câu chuyện về Miho (11 tuổi) một cô bé sống chung với gia đình của cô mình và những cô con gái của bà ấy. Vì muốn giúp chị họ của mình, Shuri, giành chiến thắng trong Cuộc thi Nữ hoàng Disco nên Miho đã may cho cô một chiếc đầm để thi đấu (ờ thì vì trang phục cũng là danh mục để chấm điểm), nhưng người cô ngu ngốc (bẩn tính) đã phá huỷ chiếc đầm đó. Các tiên Faland vì thấy tội nghiệp trước hoàn cảnh của Miho nên đã ban cho cô sức mạnh để biến thành Fashion Lala (16 tuổi) với khả năng thiết kế thời trang hàng đầu (còn hàng đầu do đâu thì xem phim rồi bạn sẽ hiểu hoặc đọc tiếp để biết nhé).
Cảm nhận về nội dung (
Ở thì như bao bộ anime mang chủ để về ma pháp sư thiếu nữ khác, thì nội dung của OVA này cũng có chung một khuôn mẫu. Đó là cô gái phép thuật sẽ xuất hiện và giải quyết vấn đề. Nhưng cái lạ
mà mình thấy ở bộ này đó là Miho không chiến đấu
mà cô nhảy múa với những bộ trang phục do mình thiết kế khi hoá thành Fashion Lala để giải quyết vấn đề và save the day
. Hệ quả là phim sẽ không có các cảnh chiến đấu hoành tráng thường thấy của thể loại ma pháp sư thiếu nữ. Mà mình nghĩ do Studio Pierrot cũng đang thử nghiệm với ý tưởng kiểu này nên họ quyết định hướng đi đó. Ngoài ra nội dung phim cũng mang cho mình cảm tưởng giống mấy câu truyện cổ tích như Cô bé Lọ lem
,Tấm Cám
. Nằm ở việc sử dụng mô típ người dì ghẻ + đám con gái xấu tính và nhân vật chính bất lực trước hoàn cảnh rồi được tiên giúp đỡ. Nhưng có một chút điều chỉnh khi ước mơ của Miho không phải đổi đời hay dự thi cuộc thi đó, mà cô bé chỉ muốn bộ đồ do mình may ra được xuất hiện trong cuộc thi đó mà thôi. Ngoài ra cách xây dựng phản diện trong phim cũng khá là khác so với mô tip thường thấy của loại truyện mang hơi hướng cổ tích như này khi phản diện chính không phải bà cô và đứa con của bà ta mà anh chàng lái mô tô đẹp trai - Kid
, người lẽ ra phải đống vai bạch mã hoàng tử trong kiểu câu truyện như này. Những điểm lạ
này khiến cho người xem có một trải nghiệm tươi mới mà không quá lạ lẫm so với những câu truyện cổ tích mà họ đã quá quen thuộc. Tóm lại nó khá là Bình mới rượu cũ
. Và giữ đúng tinh thần đó cuối phim Miho (Fashion Lala) đã hoá giải được mọi vấn đề từ của bản thân cô bé cũng như mọi người xung quanh mình và có một kết thúc có hậu. Một điểm khá hay là mấy bài hát được sử dụng trong phim khá cháy đặc biệt là bài Opening và bài lúc Miho biến hình thành Lala, phải nói là nghe hype cực kỳ làm mình tưởng đang coi phim siêu nhân 😁. Mà dù mình có bảo phim không có mấy cảnh chiến đấu thường thấy của thể loại này nhưng bù lại animation của mấy đoạn nhảy múa trong phim khá là bắt mắt và đẹp (với công nghệ thời điểm đó). Nên nhìn chung thì bộ anime này khá là toàn diện khi làm đúng theo vai trò cốt truyện mà nó hướng đến - Ở hiền gặp lành
, và có một số thay đổi lạ
trong cốt truyện của mô típ dì ghẻ + đám con xấu tính và đứa bị bắt nạt trong nhà rồi “hoàng tử” đẹp trai, nhưng lại có hiệu quả tốt cho trải nghiệm phim.
Cảm nhận về nhân vật
Miho (Fashion Lala)
Một điểm đặc biệt mà mình để ý được là Miho có hoàn cảnh khá đối nghịch với Kid (phản diện chính của phim) khi cả hai đều có ba nhưng mối quan hệ của hai người với ba mình lại trái ngược nhau hoàn toàn:
- Miho thì nhớ ba và vô cùng muốn gặp lại ba mình.
- Kid thì hờn dỗi ghét ba mình - Ngài thị trưởng kiêm người tổ chức cuộc thi Nữ hoàng Disco (chưa chắc có phải ba ruột của Kid hay không) và trách ông vì sao lại để mình ra tù sớm để rồi phải vác cái mặt về gặp ông => Kid không muốn gặp ông.
Hình như trào lưu thiết kế phản diện trái ngược với nhân vật chính khá là thịnh hành nhỉ? Ý mình là trái ngược về hoàn cảnh của nhân vật ấy.
Có lẽ vì lý do này mà Miho khá là hứng thú cũng như tò mò về Kid - anh chàng vốn có khá nhiều vấn đề gia đình và lời đồn. Và cũng vì lòng căm thù sâu sắc dành cho bố của anh ta thứ mà Miho người vô cùng yêu bố không thể hiểu được. Đây là một điểm khá hay để thúc đẩy cốt truyện và xây dựng, phát triển nhân vật cho cả Miho và Kid. Giúp cho phim hấp dẫn hơn rất nhiều chứ không kiểu kẻ xấu thông thường - có mục tiêu xấu làm việc xấu rồi xong chấm hết. Và mình để ý Miho là một cô bé khá dũng cảm khi dám đứng lên công khai phản đối hành động của Kid điều mà mình thấy thường những nhân vật kiểu bị dì ghẻ ức hiếp thường thì khi đụng tới những chuyện nằm ngoài phạm vi gia đình sẽ không lên tiếng đáp trả vì vốn ở nhà họ đã chẳng có tiếng nói rồi.
Tóm lại thì Miho là một cô bé dũng cảm, biết nghĩ cho người khác, có hoài bão, niềm tin và ước mơ rõ ràng chưa kể cô bé còn vô cùng chăm chỉ. Nếu không vì hoàn cảnh có hơi éo le (bố đi làm xa phải ở chung nhà cô) thì Miho có thể sẽ sống hạnh phúc hơn. Nhưng dù sao thì cuối cùng Miho cũng được đoàn tụ với ba mình nên và phần nào ước mơ của cô bé cũng đã thành hiện thực nên nhìn chung vẫn là kết có hậu.
Kid
Ba Kid - Ngài thị trưởng
Bà cô và hai đứa con xấu tính của Miho
Shuri (con út của bà cô)
Nếu thực sự cô muốn bên vực Miho thì ít ra đừng có đi thi ngay sau khi khóc lóc với Miho về việc chiếc đầm của Miho bị xé chứ.
Các Tiên Fanland - Pigu & Mogu
Đúng người đúng thời điểm
- chắc cụm từ để diễn tả hai bé tiên này. Họ xuất hiện đúng lúc Miho đang khổ sở và lực bất đồng tâm nhất để giúp cô bé đạt được ước mơ của mình:
- Tham dự cuộc thi.
- Làm nhà thiết kế thời trang.
Mick - chú chó của Miho
Cơ mà công nhận tiếng chó sủa trong mấy bộ anime xưa nghe chill thật~
Ưu & nhược điểm bộ phim (theo quan điểm cá nhân)
Ưu điểm
- Nội dung hơi hướng cổ tích nên khá dễ xem. Và chút biến tấu về các vai vế thường thấy trong tuyện cổ tích + kết hợp với chủ đề ma pháp sư thiếu nữ nhưng lại không chiến đấu, nên có trải nghiệm khá mới mẻ (theo hướng tích cực).
- Thông điệp muôn thuở
Ờ hiền gặp lành
. Còn ở ác thì… - Animation ổn, đặc biệt là mấy cảnh khiêu vũ, cháy nổ.
- Nhạc hay hype đúng tinh thần Disco chủ đề chính của phim.
Nhược điểm
- Không đi sâu vào lý do gây ra mối hận giữa Kid và ba của mình, nên khó mà cảm thấy đồng cảm với hành vi của Kid cũng như gây bức bối kiểu làm không đến nơi đến chốn ấy vì rõ ràng đã thiết kết câu truyện của Kid phức tạp rồi thì họ nên khai thác cho trót luôn thì phim sẽ hay hơn.
- Các hành vi xấu của bà cô và hai đứa con của bả vẫn chưa có sự trừng phạt xứng đáng, kể cả hành vi của Kid.
Chắc họ đang thử nghiệm ý tưởng về Cô gái phép thuật kiêm nhà thiết kế thời trang nên bản OVA này có nhiều hạn chế. Nhưng nếu bạn không quá khắt khe hoặc nếu là con nít xem thì nó sẽ không để tâm quá nhiều đâu.
Kết luận
Tóm lại thì bộ anime vẫn khá ổn về mặt cốt truyện với thông điệp Ờ hiền gặp lành
nhưng nó vẫn chưa thuyết phục lắm ở việc trừng phạt cái ác/xấu. Dĩ nhiên là khuyết điểm này thường chẳng mấy ai để ý, hoặc nếu có thì họ chỉ cảm thấy nó kì kì thôi. Và khiếm khuyết có thể được khắc phục nếu phim có thời lượng dài hơn và khai thác sâu hơn vào lý do Kid ghét ba mình rồi biến chất thì phim sẽ toàn diện hơn. Ngoài ra âm nhạc và animation của phim lại vô cùng tốt đối với một bộ phim sặc mùi thử nghiệm của Studio Pierrot. Nói chung trải nghiệm của phim vẫn sẽ tốt nhưng chỉ khi bạn đừng để ý quá nhiều đến khuyết điểm của nó là được, cá nhân mình thì vẫn thấy phim khá hay.
Nếu phải cho điểm thì mình sẽ chấm là 5.5/10 (ờ vì viết cái Blog này mới nhận ra phim có khuyết điểm dẫn đến việc thấp điểm thế này chứ mình định cho 6.0/10 cơ), nếu khắc phục các nhược điểm thì có thể mình sẽ cho phim 6.5/10.
Link đến Anime Harbour Light Story: Fashion Lala yori do mình dịch
link.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài blog của mình! 🙂